Zippo là một trong những đặc sản của nước Mỹ. Nó nổi tiếng đến mức chỉ cần nói Zippo là mọi người đều hiểu ngay đó là một cái bật lửa. Chiếc bật lửa có dáng vẻ cục mịch này thậm chí còn tương đối bất tiện vì to và nặng, vướng víu khi cho vào túi quần, túi áo. Vậy mà nó đã tồn tại một cách danh giá suốt hơn ba phần tư thế kỷ qua, khẳng định được vị trí lịch sử không chỉ tại Mỹ mà còn ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới.
Cha đẻ của Zippo là George G. Blaisdell. Sinh ngày 5/6/1895 tại Bradford, Pennsylvania, George G. Blaisdell. Về bề nổi, ông được coi là người gặt hái nhiều thành công vào những năm khó khăn nhất của cuộc Đại khủng hoảng xảy ra tại Mỹ từ 24/10/1929. Ông là người ít học và rất ghét trường học. Ông bỏ học từ năm lớp 5 và tuyên bố thẳng thừng với gia đình là sẽ không bao giờ đến trường nữa.
Sau đó, cha ông đã gửi ông tới một học viện quân sự với hy vọng cậu con trai sẽ được giáo dục tốt hơn với kỷ luật thép của quân đội. Thế nhưng, George G. Blaisdell cũng chỉ học hết năm thứ hai của học viện và bỏ học ngay trước khi nhà trường ra quyết định buộc thôi học.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, George G. Blaisdell bắt đầu quản lý doanh nghiệp của gia đình. Ông đã bán doanh nghiệp và đầu tư toàn bộ số tiền thu được vào ngành dầu mỏ. Nhưng ngay sau đó ngành dầu mỏ cũng như toàn bộ các ngành kinh tế khác rơi vào vòng xoáy khủng hoảng. Một tối mùa hè năm 1932, trong một buổi khiêu vũ tổ chức tại Bradfold Country Club, trên một ngọn đồi bên ngoài Bradfold, Pennsylvania. Tham gia vũ hội có George G. Blaisdell.
George G. Blaisdell người sáng lập ra Zippo
Cho đến lúc này ông ấy vẫn chưa tìm được điều gì hứa hẹn. Blaisdell, người lúc đó đã mệt mỏi vì khiêu vũ và các câu chuyện chính trị, đi ra ban công để hút thuốc. Tại đó, ông nhìn thấy người bạn đang cố gắng châm thuốc, lấy từ trong túi ra một chiếc bật lửa đồng xấu xí rõ ràng lòe loẹt.
Chiếc bật lửa xấu xí hoàn toàn không phù hợp trong tay một quý ông lịch lãm. Hình ảnh người đàn ông cố gắng một cách ngốc nghếch để châm lửa trông thật tức cười khiến Blaisdell xuýt phải bật cười. “Anh đóng bộ chỉnh tề, tại sao anh không sắm cho mình một chiếc bật lửa tươm tất hơn?” Blaisdell hỏi. Người bạn của ông chắc phải nghĩ rằng việc này không có gì liên quan đến Blaisdell.
“Nó cháy”, ông ta trả lời một cách phòng thủ. Hai từ đó, “nó cháy”, quay tít trong đầu George Blaisdell đêm ấy. Thời điểm này, ai cũng tìm kiếm những mặt hàng rẻ, vững chắc và lâu bền, ông nghĩ. Không, cũng không hoàn toàn như vậy. Những đặc điểm này luôn được nhắm tới, không phải chỉ trong thời điểm tồi tệ như hiện nay. Việc kinh doanh bật lửa là rất hứa hẹn.
Nhà máy sản xuất bật lửa Zippo
Blaisdell thuê một góc tầng hai công ty Rickerson & Pryde trên đường Boylston. Blaisdell trả 10$ tiền thuê hàng tháng, thuê 3 thợ và bắt đầu phát triển chiếc bật lửa mới. Ông và nhóm của mình sử dụng một đĩa điện nóng để hàn. Tất cả mọi thứ từ máy dập đầu đến máy hàn đều là đồ cũ dùng lại. Tổng chi phí cho các dụng cụ của ông ấy là 260$.
Việc đầu tiên ông làm là tạo ra chiếc bật lửa nhỏ hơn, để vừa trong gan bàn tay và ông đưa thêm một khớp nối để nối nắp bật lửa với phần đế, tạo thành một phần không thể tách rời của chiếc bật lửa. Việc này giúp người sử dụng có thể bật lửa chỉ bằng một tay. Blaisdell sau đó đặt thêm một nắp chắn gió xung quanh khu vực bấc, ông dùng nắp chắn gió thiết kế theo bật lửa của Áo và đặt tên nó là “Zippo”.
Mẫu Zippo nguyên thủy được giới thiệu đầu tiên vào năm 1932. Mẫu này có hình chữ nhật với khớp nối nhô ra để gắn nắp với thân bật lửa và ống (hoặc thùng). Các năm sau, mẫu được thu ngắn lại còn ¼ inch. Giá bán lẻ của mẫu chắn gió là $1.95. Cuối tháng đầu tiên, 82 chiếc đã được sản xuất và bán được $69.15. Để tiếp thị sản phẩm mới, Blaisdell đưa ra việc bảo hành cho sản phẩm, một ý niệm được bắt đầu với bật lửa Zippo và vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Việc sửa chữa và thay thế phụ tùng sau thời hạn bảo hành trở thành nguồn lợi lớn cho việc kinh doanh.
Bảo tàng Zippo hiện nay ở Bradford
Chiếc Zippo đầu tiên được George G. Blaisdell bắt đầu làm từ cuối năm 1932 và hoàn thành vào đầu năm 1933. Trên chiếc bật lửa còn có khắc dòng chữ cho chính tay George G. Blaisdell viết: “Chiếc Zippo đầu tiên, cấm sờ vào hiện vật”. Hiện nay nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Zippo tại Bradford. Từ đó đến nay, có khoảng 400 triệu chiếc Zippo đã được chế tác và có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới.
Hiện tại có hai chiếc Zippo quí nhất thế giới: một sản xuất cuối năm 1932 hiện đang nằm trong tủ của viện bảo tàng gia đình ZippoCase tại Bradford và cái thứ nhì là Zippo Signet bằng vàng khối 18 karat mà giá được đăng bán vào khoảng trên dưới 3 ngàn USD. Năm 2007, nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập công ty, Zippo đã cho bán chiếc bật lửa đầu tiên năm 1933 với giá 37.000 USD. Cùng với nó là một chiếc bật lửa Zippo năm 1933 khác với đường xiên ở nắp được bán đấu giá trên trang điện tử eBay với mức giá là 18.000 USD.
Zippo sửa chữa mọi hỏng hóc mà không lấy một đồng, bảo hành suốt đời. Chiếc bật lửa được gửi lại qua đường bưu điện trong 48 giờ với một lời nhắn :”Chúng tôi cảm ơn vì cơ hội được phục vụ cho bật lửa của bạn”.
Tất cả bật lửa Zippo đều được sản xuất ở Bradford – Hoa Kỳ. Một số chiếc được lắp ráp ở Canada từ 1949 tới năm 2002. Nhà phân phối ở các nước được sự cho phép của Zippo sẽ trực tiếp nhận hàng từ Bradford và có thể làm theo thiết kế riêng biệt của mỗi quốc gia. 1 chiếc bật lửa Zippo bao nhiêu tuổi? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ở dưới đáy (mộc đáy) của nó. Từ năm 1955, mộc đáy thể hiện rõ năm sản xuất (bằng cách mã hoá – gọi là mã mộc đáy).
Để giải mã 1 cách có thứ tự mỗi mộc đáy, bạn cần biết chiếc bật lửa của bạn được lắp ráp ở đâu. Bạn có thể nhìn thấy đáy của Zippo có 1 trong 2 loại địa danh được đóng dấu: Niagara Fall (được lắp ráp ở Canada) và Bradford (được lắp ráp ở Mỹ). Để xác có thể xác đinh được năm sản xuất Zippo đã dập các ký hiệu vào đáy chiếc Zippo (mộc đáy ), và các ký hiệu này thay đổi theo từng thời kỳ nhất định. Ví dụ:
+ Từ năm 1958 đến năm 1965 Zippo sử dụng các dấu ” . ” để xác định năm sản xuất
+ Từ năm 1966 đến năm 1973 dùng gạch thẳng đứng” | ” để xác định năm sản xuất
+ Từ năm 1974 đến năm 1981 đổi thành gạch chéo sắc ” / ” để xác định năm sản xuất
+ Từ năm 1982 đến 1986 dùng gạch chéo huyền ” \ ” để xác định năm sản xuất
Bắt đầu từ tháng 7 năm 1986 Zippo áp dụng thêm chữ Latinh để khách hàng xác định được cả tháng sản xuất, chữ Latinh bắt đầu từ A đến L tương đương 12 tháng trong năm.
+ Từ năm tháng 7 năm 1986 đến năm 2000 Zippo dùng chữ Latinh để xác định tháng và số La mã để xác định năm sản xuất (tháng 11 năm 2000) Riêng năm 2000 Zippo áp dụng cả La mã và số để chỉ năm sản xuất.
+ Và từ năm 2001 cho đến nay Zippo vẫn áp dụng chữ Latinh (bên trái) và số (bên phải) để chỉ xác định tháng và năm sản xuất.
Phân biệt Zippo thật giả
1) Bánh đá và miếng đồng ngay dưới bánh đá: Bánh đá của Zippo China là những đường kẻ ngang còn của USA là kẻ chéo. Có một số Zippo China cũng nhái làm vân chéo nhưng nhìn là biết ngay vì nó không sắc nét bằng. Và miếng đồng ngay phía dưới bánh đá USA dày hơn China.
2) Lò xo đẩy đá: Loại lò xo đảy đá USA tất cả các bộ phận (3 phần ) đều gắn kết với nhau,còn của China thì rời rạc.Còn một điểm nữa là bộ phận trung gian giữa lò xo và đá của USA dày hơn rất nhiều so với China.
3) Hai chấm tròn phía trên bản lề: 2 chấm này là 2 điểm hàn của bản lề vào vỏ.Loại của China thì 2 chấm này thường không đều nhau