Thư viện Quốc hội Mỹ

Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress) là thư viện quốc gia của Mỹ, là đơn vị nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, trụ sở tại Washington D.C. Đây là thư viện lớn nhất theo diện tích để sách và một trong những thư viện quan trọng nhất trên thế giới.

Thư viện Quốc hội Mỹ được thành lập ngày 24/4/1800 bởi một sắc lệnh của Tổng thống John Adams. Đó là sắc lệnh Act of Congress, quyết định dời thủ đô từ Philadelphia về Washington D. C.. Một điều khoản trong sắc lệnh dành khoản tiền 5.000 USD “để mua các đầu sách cần thiết cho Quốc hội…, và trang bị nơi chứa sách…”. Đặt hàng từ London (Anh quốc), 740 cuốn sách và 30 bản đồ được lưu trữ tại thủ đô mới của nước Mỹ.

Thư viện quốc hội Mỹ

Thư viện Quốc hội Mỹ

Tổng thống Thomas Jefferson đóng vai trò quan trọng giai đoạn thành lập thư viện. Ngày 26/1/1802, ông ký ban hành đạo luật đầu tiên về thiết lập cơ cấu Thư viện Quốc hội, quy định Tổng thống bổ nhiệm chức vụ Thủ thư Quốc hội và thành lập một Ủy ban Lưỡng viện về Thư viện Quốc hội nhằm giám sát và thiết lập nội quy cho thư viện, cũng như dành cho tổng thống và phó tổng thống quyền mượn sách.

Tháng 8/1814, Thư viện Quốc hội Mỹ – lúc ấy chỉ là một thư viện nhỏ có 3.000 đầu sách – bị tàn phá hoàn toàn khi binh sĩ Anh xâm chiếm và đốt phá đồi Capitol. Trong vòng một tháng, cựu Tổng thống Jefferson hiến tặng thư viện riêng của ông để thế chỗ thư viện cũ. Trước đó, Jefferson đã dành 50 năm để thu thập cho một bộ sưu tập sách đa dạng trong thể loại, trong đó có sách ngoại ngữ, và nhiều tuyển tập về triết học, khoa học, văn chương, và sách dạy nấu ăn.

Tháng 1/1815, Quốc hội Mỹ tiếp nhận sự hiến tặng của Jefferson và trả 23.950 USD cho 6.487 cuốn sách của ông. Chức năng chính của Thư viện Quốc hội Mỹ là phân tích thông tin và tư liệu nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của các nghị sĩ Quốc hội. Dịch vụ này không được mở rộng cho công chúng, mà chỉ dành riêng cho những nhà lập pháp, các thẩm phán Tối cao Pháp viện, và các viên chức cao cấp của chính phủ.

Thư viện Quốc hội Mỹ cũng tiếp nhận từ Cục Bản quyền Hoa Kỳ bản sao của tất cả sách, tiểu luận, ấn phẩm, nhạc phẩm đã đăng ký tại Hoa Kỳ. Trong thực tế là thư viện quốc gia của nước Mỹ, Thư viện Quốc hội đã góp phần quảng bá văn hóa và văn học Mỹ qua các đề án như American Folklife Center (Trung tâm Văn hóa Dân gian Mỹ), American Memory (Hồi ức Mỹ), Center for the Book (Trung tâm Sách), và Poet Laureate (Quán quân Thi ca).

Bên trong Thư viện Quốc hội Mỹ

Bên trong Thư viện Quốc hội Mỹ

2019 Thư viện Quốc hội Mỹ đã trả lời hơn 979.000 yêu cầu tham khảo từ Quốc hội, công chúng và các cơ quan liên bang khác, bao gồm việc sử dụng trực tiếp các báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội; Thông qua Cục Bản quyền Hoa Kỳ, đã cấp hơn 547.000 đăng ký và ghi nhận 12.550 tài liệu chứa 457.731 tên sách;

Phát hành gần 21,8 triệu bản in chữ nổi, âm thanh và khổ lớn cho người mù và người khuyết tật;

Đã lưu hành hơn 1,04 triệu hiện vật để sử dụng trong và ngoài Thư viện;

Đã thực hiện 9,4 triệu thao tác bảo quản các mục trong bộ sưu tập vật lý của Thư viện;

Ghi nhận tổng cộng 170.118.152 vật phẩm trong các bộ sưu tập:

# 24.863.177 cuốn sách được phân loại trong hệ thống phân loại của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ

# 15.039.990 mục trong bộ sưu tập in chưa được phân loại, bao gồm sách loại lớn và ký tự nổi, in ấn (sách in trước năm 1501), sách chuyên khảo và nhiều kỳ, âm nhạc, báo đóng bìa, sách mỏng, báo cáo kỹ thuật và các tài liệu in khác

#130.214.985 nội dung trong các bộ sưu tập chưa được phân loại (đặc biệt), bao gồm: 4.233.807 tài liệu âm thanh (đĩa, băng, sách nói và các định dạng ghi âm khác)/ 73.908.819 bản thảo/ 5,617,774 bản đồ/ 17.376.100 vi dạng/ 1.849.175 hình ảnh chuyển động/ 8.135.588 bản nhạc

# 17.075.339 tài liệu trực quan, bao gồm: 14.840.703 ảnh/ 109.796 áp phích/ 685,938 bản in và bản vẽ/ 1.438.902 mặt rộng, bản sao, thông tin phi báo chí, v.v.

# 2.018.383 vật phẩm khác (bao gồm cả vật phẩm đọc được bằng máy);

Đã chào đón gần 1,9 triệu khách truy cập tại chỗ và ghi nhận 119,2 triệu lượt truy cập và hơn 520,8 triệu lượt xem trang trên các thuộc tính web của Thư viện. Sử dụng 3.210 biên chế. Hoạt động với tổng chi tiêu tài chính năm 2019 là 696,12 triệu đô la, bao gồm cả quyền chi 55,818 triệu đô la trong biên lai bù trừ.