Theo Trip Advisor, Bảo tàng Không quân Quốc gia Hoa Kỳ (National Museum of the United States Air Force, viết tắt là NMUSAF) ở thành phố Dayton, bang Ohio, là 1 trong 25 nơi mà du khách khi đến Mỹ nên ghé thăm. Vì sao? Bởi đó là Bảo tàng Không quân Mỹ, không chỉ lớn nhất ở Hoa Kỳ mà còn có thể nói là lớn nhất thế giới nữa.
Toàn cảnh Bảo tàng Không quân Quốc gia Hoa Kỳ
Năm 1923, phòng Kỹ thuật tại khu McCook Field của Dayton lần đầu tiên bắt đầu thu thập các hiện vật kỹ thuật để gìn giữ. Năm 1927, bộ sưu tập này được chuyển tới Wright Field trong một phòng thí nghiệm. Năm 1932, nó được đặt tên là Căn cứ Bảo tàng Hàng không Không quân (Air Force Museum foundation-AFMF) và đặt trong một tòa nhà được xây dựng bởi Work Progress Administration (WPA) từ năm 1935 cho đến Thế chiến II.
Đến năm 1948, nó vẫn được xem như là một nơi riêng tư của Bảo tàng Kỹ thuật Không quân. Năm 1955, bảo tàng Không quân trở thành công cộng và được đặt trong căn cứ cố định đầu tiên, Tòa Nhà 89 của khu Patterson trước đây ở Fairborn, một kho chứa đại tu động cơ cho đến bây giờ. Có nhiều chiếc máy bay chịu được thời tiết nơi đây nên được trưng bày ở phía bên ngoài.
Hiện nay bảo tàng hàng không quân sự lâu đời này đang nằm tại căn cứ Không quân WPA (Wright-Patterson Air Force Base), khoảng sáu dặm về phía đông bắc của Dayton, Ohio, với tên mới là Bảo tàng Quốc gia của lực lượng Không quân Hoa Kỳ (National Museum of the United States Air Force viết tắt là NMUSAF.)
Vào đây người ta có thể tìm hiểu lịch sử phát triển kỹ thuật ngành hàng không, không quân Hoa Kỳ với hơn ba trăm sáu mươi phi cơ và hỏa tiễn các loại được trưng bày và trong số đó có một máy bay cuối cùng còn lại của bốn chiếc Convair B-36 Peacemakers – chiếc máy bay chiến đấu XB-70 Valkyrie và Bockscar Bắc Mỹ – Boeing B-29 Superfortress đã thả trái bom nguyên tử Fat Man xuống Nagasaki trong những ngày cuối của Thế chiến II.
Trái “Little boy atomic bomb”; tên mã của quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 bằng máy bay Boeing B-29 Superfortress Enola Gay
Bên dưới là trái “Little boy atomic bomb”; tên mã của qua bom nguyên tử được phi công Paul W. Tibbets, Jr., chỉ huy của Nhóm Composite 509 Lực lượng Không Quân Hoa Kỳ, thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 trong Chiến tranh thế giới II bằng máy bay Boeing B-29 Superfortress Enola Gay.
Trong phòng trưng bày tổng thống tại tòa nhà thứ tư mới, chúng ta có thể thấy tất cả máy bay mà từ Tổng Thống Franklin D. Roosevelt, Harry Truman và Dwight D. Eisenhower đã sử dụng. Trọng tâm của bộ sưu tập máy bay của Tổng thống là SAM 26000, một chiếc Boeing 707 được sửa đổi là VC-137C, được sử dụng thường xuyên bởi các tổng thống John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và Richard Nixon.
Chiếc máy bay này đã đưa Tổng thống và bà Kennedy tới Dallas vào ngày 22/11/1963 – ngày Tổng thống bị ám sát. Phó Tổng thống Johnson đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngay trên tàu sau vụ ám sát, và chiếc máy bay sau đó mang xác của Kennedy về Washington. Nó trở thành chiếc máy bay dự phòng của tổng thống sau nhiệm kỳ đầu của Nixon.
Một điều thú vị khác là quan khách có thể chiêm ngưỡng con “chim bồ câu đưa thư” mà chúng ta thường thấy qua phim ảnh trong chiến tranh Thế Giới Thứ I cũng được trưng bày tại đây. Nhìn trong ảnh chúng ta thấy có một cái ống và bức thư. Thư này sẽ được nhét vào trong cái ống rồi kế đó được cột vào chân chim và thả cho bay đi. Một liên lạc viên cổ điển thời chinh chiến xa xưa!
“Thần sấm sét B-52” đã được dùng trong chiến tranh Việt Nam cũng được trưng bày ở đây. Ngoài ra, còn có cả chiếc “Hanoi Taxi” là một máy bay chiến lược Lockheed C-141 Starlifter phục vụ với Không lực Hoa Kỳ và trở nên nổi tiếng khi đưa các tù nhân đầu tiên trở về trong Operation vào ngày 12 tháng 02 năm 1973.
Chiếc C-141 ‘Hanoi Taxi’ trong bảo tàng Không quân Mỹ tại Ohio
Chính thượng nghị sĩ John McCain cũng trở về Mỹ bằng máy bay này. Năm 2003 nó được đưa về đây triểm lãm cho công chúng tới xem. Năm 2005 phi cơ này được dùng chở dân chúng di tản trong cơn bão Katrina. Và vào lúc 9 giờ 30 phút sáng thứ 7 ngày 06/ 05/ 2006 nó đã hạ cánh lần cuối xuống Căn cứ Không quân Wright-Patterson của Bảo tàng Không lực quốc gia Hoa Kỳ trong nghi lễ ngừng phục vụ chính thức.
Thật là thiếu sót nếu không nhắc tới anh em nhà Wright, Orville và Wilbur, là hai người Mỹ, các nhà phát minh, và những người tiên phong của ngành hàng không, những người đươc xem là các nhà sáng tạo, xây dựng và bay máy bay thành công đầu tiên của thế giới.
Sau cùng quan khách có thể ghé lại phòng lưu niệm để mua áo thun, nón, viết, ly, kính mát và tất cả các mẫu mã lớn nhỏ của các loại máy bay có in hình hay huy hiệu của lực lượng Không quân Hoa Kỳ để làm quà cho bạn bè hoặc người thân lúc trở về.
Hằng năm có hơn triệu du khách trong và ngoài nước ghé thăm viện bảo tàng này. Thỉnh thoảng người ta cũng bắt gặp những người cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến ở đây. Họ nay đã già, đi lụm cụm hay được con cháu đẩy đi trên các chiếc xe lăn. Họ đưa bạn bè, người thân trở lại đây và giới thiệu những chiếc trực thăng hay phi cơ chiến đấu mà họ từng điều khiển như đi thăm lại người bạn và nhớ tới một giai đoạn oanh liệt thời trai trẻ!
Có vào đây xem triển lãm, người ta mới thấy được bước tiến to lớn của ngành hàng không Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự. Bên cạnh những tiến bộ lớn lao của khoa học là nỗi ngậm ngùi đau thương do chiến tranh tạo nên.