Kiên trì (Perseverance)
“Chúng ta là những nhà thám hiểm và trên con đường khám phá sao Hỏa này này, chúng ta sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Nhưng, chính chúng ta, với tư cách là loài người, chúng ta có thể lựa chọn kiên trì, cố gắng để vượt qua tất cả những chướng ngại đó, thế nên chúng ta sẽ không bỏ cuộc trong hành trình vĩ đại này”
👉 Đây là ý nghĩa của cái tên Perseverance (Kiên trì) – tên gọi chính thức Robot tự hành khám phá sao Hỏa của NASA.
Perseverance: Chiếc rover với tham vọng lớn trong công cuộc khám phá sao Hỏa Sau cuộc thi kéo dài một tháng để đặt tên cho robot tự hành mới với sứ vụ tiếp tục “người” tiền nhiệm nó trong hành trình khám phá sao Hỏa, NASA đã quyết định gọi nó là Perseverance; trước khi nó bắt đầu sứ vụ khởi hành đến sao Hỏa vào tháng Bảy này. Tên gọi mới này sẽ thay cho tên gọi trước đó của nó là Mars 2020.
NASA đã chọn ra tên này từ chín lựa chọn cuối cùng, thông qua các gợi ý từ hàng ngàn học sinh trên toàn nước Mỹ. Để tham gia cuộc thi này của NASA, các bạn học sinh phải đưa ra những cái tên và giải thích ý nghĩa của chúng bằng một bài văn khoảng 150 chữ.
Ngay từ khi bắt đầu, NASA đã nhận được 28,000 bài văn từ hàng ngàn học sinh trên khắp nước Mỹ, và đã có hàng ngàn tình nguyện viên tham gia để đánh giá, nhận xét và chọn lọc những cái tên hay và ý nghĩa để đưa vào danh sách chọn lựa cuối cùng.
NASA đã có buổi bình chọn công khai để lựa ra những cái tên hay, bap gồm cả Khéo léo (Ingenuity) và Clarity (Khôn ngoan); cuộc thảo luận cuối cùng để nêu ra lí do vì sao chọn những cái tên này được diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia tại NASA. Sau cùng thì NASA đã chọn Perseverance để đặt cho chiếc rover này – cái tên đã được gợi ý bởi Alexander Mather, một học sinh lớp 7 đến từ Springfield, Virginia.
Phần thưởng của người chiến thắng là một suất đến Mũi Canaveral, Florida, để tận mắt chứng kiến khoảnh khắc chiếc rover Perseverance được phóng trên đỉnh tên lửa Atlas V vào mùa hè này. Chiếc rover Perseverance mới tinh này của NASA mang trên mình sứ mệnh cao cả: tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa và nghiên cứu về lịch sử của hành tinh này hàng tỉ năm về trước.
Perseverance cũng mang ý nghĩa hàng đầu trong việc thể hiện tham vọng thu thập được những mẫu vật từ sao Hỏa và mang về Trái Đất. Rover sẽ đào xới trên bề mặt sao Hỏa và những mẫu vật chúng bỏ lại được mong chờ rằng có thể mang về Trái Đất bởi một tàu vụ trụ khác có khả năng vận chuyển vật liệu về Trái Đất.
NASA vẫn cần rất nhiều năm để chế tạo và cho phóng phương tiện nhằm mục đích mang mẫu vật từ ngoài hành tinh của chúng ta về, nhưng ít nhất thì Perseverance sẽ cần phải “cung cấp” được những mẫu vật có thể mang về được.
Peseverance được lập trình để đáp xuống sao Hỏa vào ngày 18 tháng 2 năm 2021, ở khu vực miệng núi lửa Jezero, một hệ thống sông cổ từng tồn tại sự sống hàng tỉ năm về trước. Nếu đáp thành công, nó sẽ là một trong hai rover trên sao Hỏa, trước đó là Curiosity, khám phá miệng núi lửa Gale từ năm 2012.
Curiosity cũng được đặt tên lấy từ một cuộc thi, và người chiến thắng là Clara Ma đến từ Kansas. Ma nói rằng chiến thắng cuộc thi vào năm 2009 chính là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời.
Ma cho biết thêm rằng cô bé đã rất xấu hổ. Cô bé chưa từng nghĩ rằng ý kiến của cô quan trọng đến vậy, nhưng sau khi chiến thắng cuộc thi, đã có rất nhiều sự chú ý hướng về cô và mọi thứ đều không giống như những gì cô từng nghĩ. Cô bé nói rằng cuộc sống của cô có lẽ sẽ không thể thay đổi nếu cô không nói lên những suy nghĩ của mình.