36- Vườn quốc gia Kenai Fjords
Địa điểm: Bang Alaska
Thành lập: 2 tháng 12 năm 1980
Diện tích: 669.982,99 mẫu Anh (2.711,3 km2)
Vườn quốc gia Kenai Fjords nằm gần Seward trên bán đảo Kenai, bang Alaska. Nơi đây bảo vệ vùng băng đá Harding và có ít nhất 38 sông băng cùng vịnh hẹp xuất phát từ vùng băng giá này. Khu vực duy nhất khách tham quan tiếp cận được là bằng đường bộ là dòng sông băng Exit Glacier, trong khi phần còn lại chỉ có thể được quan sát bởi các tour du lịch bằng thuyền.
Vịnh Porcupine (con nhím) ở Công viên quốc gia Kenai Fjords
37- Vườn quốc gia Kings Canyon
Địa điểm: Bang California
Thành lập: 4 tháng 3 năm 1940
Diện tích: 461.901,20 mẫu Anh (1.869,2 km2)
Vườn quốc gia Kings Canyon nằm ở phía nam dãy Sierra Nevada, phía đông của Fresno, California. Vườn quốc gia Kings Canyon được thành lập để bảo vệ diện tích những cây Sequoiadendron giganteum (Cự sam) khổng lồ, tiêu biểu nhất là cây General Grant, cây cự sam lớn thứ ba thế giới.
Phía bắc của vườn quốc gia tiếp giáp với Vườn quốc gia Sequoia; cả hai đều được quản lý bởi Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, cùng nhau tạo thành khu vực cơ cấu quản lý
Vườn quốc gia Kings Canyon và Sequoia. Vườn quốc gia Kings Canyon bao gồm hai phần. Phần thứ nhất là khu vực nhỏ có tên General Grant Grove bảo tồn một số cây Cự sam khổng lồ trong đó có cây General Grant nổi tiếng. Khu rừng Redwood Mountain Grove là khu rừng Cự sam khổng lồ lớn nhất thế giới, với diện tích 3.100 mẫu Anh (1.300 ha) bao gồm 15.800 cây Cự sam cao trên 1 foot (30 cm).
Phần còn lại của Vườn quốc gia Kings Canyon chiếm tới hơn 90% tổng diện tích của vườn quốc gia nằm
về phía đông của General Grant Grove và là khu vực nhánh phía Nam và Trung của sông Kings và nhánh phía Nam của sông San Joaquin. Cả hai khu vực phía Nam và Trung của sông Kings có các hẻm núi và sông băng rộng lớn.
Một phần của hẻm núi tại phía Nam được gọi là Kings Canyon, được đặt cho tên của vườn quốc gia. Kings Canyon là hẻm núi với độ sâu tối đa lên tới 8.200 feet (2.500 m), là một trong những hẻm núi sâu nhất ở Hoa Kỳ. Các hẻm núi được chạm khắc bởi các sông băng lên các khối đá granit. Kings Canyon và khu vực chưa hợp nhất của nó, Cedar Grove, là khu vực duy nhất của vườn quốc gia có thể truy cập vào bằng xe cơ giới.
Cả Kings Canyon và khu vực thung lũng Tehipite, đều được các sông băng tạc sâu hình chữ U khiến cho hẻm núi tương đối bằng phẳng ở phần trũng và những vách đá granite cao chót vót hàng ngàn feet. Ngoài ra, hẻm núi có nhiều hệ thống hang động, một trong những đó là hang Boyden được mở cửa cho công chúng tham quan.
Về phía đông của các hẻm núi là điểm cao nhất của dãy Sierra Crest, ở độ cao 14.248 feet (4.343 m) có mốc trắc địa NAVD 88 tại đỉnh North Palisade, dây cũng là điểm cao nhất trong vườn quốc gia. Tại đây mang hệ sinh thái đặc trưng của Sierra Nevada: núi đá cằn cỗi và những hồ băng lạnh lẽo. Thông thường tuyết chỉ rơi từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 10, và chỉ có thể đến đây bằng ngựa và những con đường mòn.
Những gốc cây Cự Sam cổ thụ khổng lồ trong vườn quốc gia Kings Canyon
38- Vườn quốc gia Kobuk Valley
Địa điểm: Bang Alaska
Thành lập: 2 tháng 12 năm 1980
Diện tích: 1.750.716,50 mẫu Anh (7.084,9 km2)
Vườn quốc gia Thung lũng Kobuk có sông Kobuk dài 61 dặm (98 km) và ba cồn cát. Thung lũng được tạo ra bởi các sông băng, Đại Kobuk, Tiểu Kobuk, và đụn cát Hunt cao 100 ft (30 m) có nhiệt độ ban ngày lên tới 100 °F (38 °C), đây là những cồn cát lớn nhất ở Bắc Cực. Hai lần một năm, nửa triệu con tuần lộc di chuyển băng qua các cồn cát tạo ra một cảnh vô cùng ấn tượng. Vườn quốc gia cũng là nới có chứa hóa thạch thời kỳ băng hà. Đây là một trong những vườn quốc gia có ít du khách nhất tại Hoa Kỳ.
Tuần lộc di cư trong vườn quốc gia Kobuk Valley
39- Vườn quốc gia và khu bảo tồn Hồ Clark
Địa điểm: Bang Alaska
Thành lập: 2 tháng 12 năm 1980
Diện tích: 2.619.733,21 mẫu Anh (10.601,7 km )
Khu vực xung quanh Hồ Clark bao gồm nhiều núi lửa hoạt động như núi Redoubt cùng sông, sông băng, và thác nước. Nơi đây cũng có những khu rừng mưa ôn đới, một cao nguyên vùng đất lạnh, và ba dãy núi.
Hồ Clark trong Vườn quốc gia và khu bảo tồn Clark Lake
39- Vườn quốc gia Núi lửa Lassen
Địa điểm: Bang California
Thành lập: 9 tháng 8 năm 1916
Diện tích: 106.372,36 mẫu Anh (430,5 km2)
Đỉnh Lassen là ngọn núi lửa có mái vòm lớn nhất thế giới. Vườn quốc gia có khu vực thủy nhiệt, bao gồm các lỗ phun khí, suối và hồ bơi nước nóng, cùng với đá nóng và hiện tượng tỏa nhiệt của mặt đất.
Đỉnh Lassen
40- Vườn quốc gia Mammoth Cave
Địa điểm: Bang Kentucky
Thành lập: 1 tháng 7 năm 1941
Diện tích: 52.830,19 mẫu Anh (213,8 km2)
Với 392 dặm (631 km), Mammoth là hệ thống hang động dài nhất thế giới. Động vật trong hang động bao gồm 8 loài dơi, tôm hang Kentucky (Palaemonias ganteri), cá hang phương Bắc (Amblyopsis spelaea), và các loài kỳ nhông hang động. Trên mặt đất là sông Green cùng 70 dặm đường mòn và hố sụt và suối nước. Vườn quốc gia này được công nhận là khu dự trữ sinh quyển và cũng là một di sản thế giới của UNESCO.
Câu chuyện về loài người có liên quan đến hang Mammoth kéo dài sáu nghìn năm. Một số bộ hài cốt của người Mỹ bản địa đã được khải quật tại đây cùng nhiều hang động khác trong khu vực gần đó vào thế kỷ 19 và 20. Hầu hết các xác ướp là quá trình chôn cất có chủ ý với nhiều bằng chứng về nghi thức tang lễ thời kỳ tiền Colombo.
Hang động Mammoth là nơi sinh sống của loài Dơi trong hang động gồm Dơi Indiana, Dơi xám, Dơi nâu nhỏ, Dơi nâu lớn, Dơi ba màu và cả loài Dơi chân nhỏ phía Đông quý hiếm đã từng có 9– 12 triệu con trong quá khứ nhưng giờ chỉ còn không quá vài nghìn con.
Hang động Mammoth