Neuralink – Công ty do Elon Musk thành lập vừa cấy chip vào não lợn để giao tiếp với máy tính
Neuralink – Công ty do Elon Musk thành lập vừa cấy chip vào não lợn để giao tiếp với máy tính
3 năm kể từ khi lần đầu tiên được tiết lộ – Neuralink, một dự án được cho là “điên rồ” của Elon Musk nhằm “hợp nhất” bộ não con người và trí tuệ nhân tạo giờ đây đã có những bước tiến cực kỳ quan trọng. Trong một thử nghiệm mới, các nhà khoa học đã cấy ghép thành công một thiết bị mang tên Gertrude vào hộp sọ của một con heo, từ đó hình thành liên kết không dây giữa hệ thống máy tính Neuralink và não bộ của con vật này.
Năm 2019, Musk từng trình diễn một nguyên mẫu thiết bị cấy ghép khác, một thiết bị được trang bị cổng USB-C cắm thẳng vào não một con chuột. Mặc dù không thật sự ấn tượng như Musk cho biết mới hồi tháng 7 vừa rồi, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã công nhận nó là một “thiết bị đột phá”.
Ở thế hệ thiết bị cấy thứ 2, kích thước được thu nhỏ rất nhiều, vừa vặn để nằm gọn bên trong một hốc được khoét trên hộp sọ. Những “sợi” điện cực nhỏ xíu sẽ được luồng xuyên qua bề mặt ngoài của não bộ, phát xung điện đến các thế bào thần kinh và mục đích cuối cùng của toàn bộ quá trình này đó chính là giúp não người có thể giao tiếp với các tín hiệu tạo ra từ máy tính. “Kiểu như trong sọ của bạn có một cái Fitbit với mấy sợi dây nhỏ vậy á”, Musk nói cho dễ hiểu.
Gertrude tương tác với các tế bào não nhờ 1.024 điện cực mỏng nằm xuyên qua lớp ngoài cùng của não. Phương thức để các điện cực này và máy tính nói chuyện với nhau là Bluetooth và các nhà khoa học đang ngâm cứu tìm ra công nghệ truyền dữ liệu không dây tốt hơn để gia tăng mức dữ liệu có thể đồng bộ.
Rõ ràng, thử nghiệm tiến hành trên lợn nói trên cho thất vận động thần kinh của não đã được truyền đến mát tính, nhưng điều đó không có nghĩa là máy tính có thể phân tích được các hoạt động thần kinh này.
Neuralink không còn là viễn tưởng
Ở thời điểm này, sứ mệnh của Neuralink dần chuyển sang tập trung cho y học hơn, chẳng hạ như hỗ trợ những người bị chấn thương não và tủy sống, hoặc mắc các khuyết tật bẩm sinh. Như một số giải pháp cấy ghép vốn đã hiện hành, Neuralink sẽ giúp cải thiện đời sống của những ai bị liệt nửa người sau tai biến hoặc chấn thương. Musk tin rằng một ngày nào đó, ý tưởng của ông sẽ giúp những người khuyết tật có thể đi lại được một cách bình thường. Chưa dừng lại ở đó, tầm nhìn của Musk còn là hiện thực hóa những khái niệm như “thần giao cách cảm”, giúp 2 người có thể nói chuyện với nhau chỉ bằng cách suy nghĩ.
Sao lưu và hồi phục ký ức
Với Neuralink, ký ức của bạn có thể dễ dàng được sao lưu hoặc hồi phục khi cần thiết. Thậm chí, bạn có thể tải nó vào não của một người nào đó hoặc robot. Ngoài ra, việc cấy ghép thế này còn giúp chúng ta có thể nhìn thấy tia hồng ngoại, tia cực tím hoặc tia X. Điều đó nghĩa là về cơ bản, Neuralink sẽ dẫn đến sự ra đời của những siêu anh hùng trong thế giới thật. Nhóm các chuyên gia tại Neuralink hiện đang phát triển một hệ thống robot có thể tự động hóa toàn bộ quá trình phẫu thuật ghép thiết bị vào não người.
Các bước cần làm có thể kể đến như mở da đầu, cắt một phần hộp sọ, đưa hàng trăm điện cực cũng như một con chip vào, cuối cùng là khâu vết mổ lại. Trong quá trình này, mạch máu sẽ là thứ bất khả xâm phạm. Musk cho rằng cũng giống như những thiết bị đeo theo dõi sức khỏe, Neuralink khi cấy vào não bộ cũng dễ dàng ghi lại dữ liệu về thân nhiệt, áp suất và chuyển động của dòng máu, từ đó đưa ra các cảnh báo về những cơn đau tim hoặc đột quỵ. Các thiết bị điện tử thì cần có năng lượng, và Musk cho biết các sản phẩm của Neuralink hoàn toàn có khả năng sạc không dây xuyên qua da.