Cây cầu Brooklyn không chỉ là một trong những kiệt tác kỹ thuật của thế kỉ 19, một địa điểm đáng xem/đáng ghi lại nhất khi tới thăm New York – đây cũng là công trình tiếp theo được đưa vào danh sách những sự thật thú vị mang tính bước ngoặt, thực sự ấn tượng, gây thích thú, và đáng để dành cả một buổi tối trải nghiệm
14 năm và 600 công nhân
Mất 14 năm để xây dựng với số tiền lên đến 15 triệu đô la, cuối cùng, vào năm 1883, cây cầu Brooklyn đã được khánh thành – nối liền hai quận Manhattan và Brooklyn. Phải cần tới hơn 600 công nhân để biến 6,740 tấn nguyên liệu thành một kì quan mang tính biểu tượng cho Cuộc Cách mạng Công nghiệp.
Cây cầu được chống đỡ bởi bốn sợi dây cáp, mỗi dây dài 3,578 feet (1,090m), dày 15,5 inches (40cm), và được dựng lên bởi 21,000 dây thép riêng lẻ.
Đầu tiên và duy nhất
Brooklyn là cây cầu treo dây thép đầu tiên, và là cây cầu treo dài nhất trên thế giới tại thời điểm mà nó được xây dựng, với chiều dài phần thân lên tới 1,595 feet (486m). Năm 1903, cây cầu “hàng xóm” Williamsburg đã phá vỡ kỉ lục đó với hơn 4.5 feet chiều dài so với Brooklyn.
Bi kịch từ những tai họa
Việc xây cầu đã gây ra những thiệt hại to lớn (về người) – dù không có con số chính xác, nhưng ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong quá trình thi công xây tạo nên kiệt tác kiến trúc này. Tai họa ập đến đầu tiên với người thiết kế công trình, John A.Roebling, người đã chết vì bệnh uốn ván không lâu sau khi cắt bỏ ngón chân bởi bàn chân đã bị nghiền nát.
Rất nhiều công nhân đã bị ngã khỏi cầu, bị vôi gạch vỡ rơi vào người hoặc mắc phải bệnh khí ép – bệnh làm giảm áp suất và gây tê liệt, trong số những người mắc bệnh có cả Washington Roebling, con trai của kĩ sư thiết kế cây cầu này.
Trò chơi đặt tên không hồi kết
Trước khi có tên gọi chính thức là Brooklyn vào năm 1915, cây cầu đã từng có hai tên gọi trước đó: đầu tiên là Cầu New York và Cầu Brooklyn, và sau đó là Cầu sông Đông (The East River Bridge)
Emily – người cứu vãn tình thế
Sau khi cha của mình qua đời, Washington là người chịu trách nhiệm hoàn thành tiếp công trình, nhưng lại không thể trực tiếp chỉ đạo thi công vì ốm yếu liệt giường. Nhưng có một người đã biến những điều không thể thành có thể, người đã làm xuất sắc công việc của một trợ lí kĩ sư trưởng, người đã gần như thay thế tiếp quản những công việc mà Washington không thể làm được trong suốt 11 năm còn lại của công trình, đó chính là Emily Warren Roebling, người vợ tuyệt vời của ông.
Bởi Emily đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng cây cầu, nên cô được là người đầu tiên đi qua nó trong ngày khánh thành.
Một bi kịch khác
Ngay cả khi cây cầu đã được khánh thành, những cái chết thương tâm vẫn chưa dừng lại: Trong ngày lễ kỉ niệm năm 1883, gót giày của một phụ nữ đã bị mắc vào những tấm ván ở khu vực dành cho người đi bộ – cô bắt đầu la hét, khiến cho những người xung quanh đều nghĩ rằng cây cầu sắp sập. Sự hoảng loạn diễn ra ngay sau đó đã làm 12 người chết và nhiều người khác bị thương do giẫm đạp lên nhau ở khu vực cầu thang.
Sự trợ giúp của 21 chú voi
Sự cố giẫm đạp đã khiến người dân thận trọng hơn, và chỉ có một giải pháp duy nhất để khiến họ tin rằng cây cầu sẽ không sập: Vào năm 1884, chú voi Jumbo nặng bảy tấn cùng với 20 con voi khác đã được đưa rời khỏi rạp xiếc để thực hiện màn đi bộ từ Brooklyn đến Manhattan.
Cuộc diễu hành qua cầu Brooklyn đã diễn ra như một buổi tản bộ bình thường trong công viên – ai ai cũng vui mừng, những chú voi thì bỗng dưng có hẳn một câu chuyện để được nhắc tới, còn rạp xiếc thì có màn quảng cáo ầm ĩ nhất từ trước tới giờ.
Những chú chim ưng trên đỉnh tháp
Đã đến lúc gặp những người thuê nhà của cây cầu Brooklyn: Những con chim ưng lớn thường làm tổ trên hai tòa tháp – cứ như một căn phòng có view đẹp vậy. Những du khách may mắn có thể quan sát được cảnh đàn chim bay ra bay vào trên cầu, vì thế hãy để mắt một chút khi chụp ảnh tự sướng nhé.
100,000 chiếc ô tô và 4,000 người đi bộ
Cầu Brooklyn là một nơi đông đúc – với hơn 100.000 phương tiện lưu thông mỗi ngày. Kể từ khi cây cầu trở thành một trong những địa điểm chụp ảnh tuyệt vời ở New York, chúng ta có thể tính thêm 4,000 người đi bộ và gần 2,600 xe thô sơ vào lưu lượng giao thông hằng ngày.
Những kho báu được cất giấu bên trong
Kế hoạch ban đầu khi tạo nên cây cầu có bao gồm cả việc xây dựng khu trung tâm mua sắm ở phía quận Brooklyn, gọi là chỗ neo đậu của cầu Brooklyn (the Brooklyn Bridge Anchorage). Nhưng việc thực hiện không hiệu quả cho lắm nên không gian này đã trở thành nơi tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm trước khi nó bị đóng cửa vì một vài lí do an ninh vào năm 2001.
Bên dưới khu vực đó là các tầng hầm đã từng được thuê để làm chỗ chứa rượu – nó quả thật là hầm chứa rượu cool nhất (chơi chữ “coolest” – chỉ nhiệt độ) – vì nó đã giúp hỗ trợ ngân sách cho cây cầu. Năm 2006, ở nơi được lưu giữ từ thời Chiến tranh lạnh, công nhân thành phố đã tìm ra chỗ trú ẩn ở một trong những căn hầm của cây cầu bên phía quận Manhattan– với đầy đủ vật tư y tế, chăn màn và hơn 300.000 gói bánh quy (đã hết hạn).
.